Connect with us
img

Selected News

Bãi nhiệm chức danh cuối cùng của ông Trần Ngọc Hà tại VEAM

Đại hội cổ đông VEAM ngày 30/6. Ảnh: H.Thu

BẢN TIN KINH DOANH

Bãi nhiệm chức danh cuối cùng của ông Trần Ngọc Hà tại VEAM

[ad_1]

HĐQT tiếp tục trình cổ đông kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE trong năm 2019.

Ngày 30/6, Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp – CTCP (VEAM, mã CK VEA) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2019.

Hội đồng quản trị VEAM đã trình cổ đông biểu quyết thông qua việc bãi nhiệm thành viên HĐQT với ông Trần Ngọc Hà. Kết quả biểu quyết được ông Mai Mạnh Dũng – Trưởng ban kiểm phiếu và bầu cử công bố cho thấy, 98,73% cổ đông tham dự đồng ý bãi nhiệm chức danh này với ông Hà. 0,91% không đồng ý và ý kiến khác là 0,35%. Trước đó, ngày 28/6, HĐQT Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) có quyết định bãi nhiệm chức danh Thành viên HĐQT với ông Trần Ngọc Hà.

Như vậy, sau kết quả biểu quyết này ông Trần Ngọc Hà không còn là thành viên HĐQT VEAM, chức danh cuối cùng của ông Hà tại doanh nghiệp này sau khi ông này bị bãi nhiệm chức danh Tổng giám đốc hồi tháng 3 và đại diện phần vốn Nhà nước tại VEAM cách đây vài ngày.

HĐQT đã bầu bổ sung 1 thành viên độc lập nhiệm kỳ 2017-2022 và người được giới thiệu ứng cử là ông Nguyễn Tiến Vỵ, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ Công nghiệp, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công Thương. Ông Vỵ nhận được 98,55% số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự đại hội. 

Trả lời câu hỏi của cổ đông sau đó về những thông tin liên quan tới ban lãnh đạo gần đây ảnh hưởng ra sao tới hoạt động của tổng công ty, ông Bùi Văn Chuyện cho biết, tổng công ty đã có sự thay đổi chức vụ Tổng giám đốc từ tháng 3. Theo đó ông Ngô Văn Tuyển được bổ nhiệm chức danh Quyền Tổng giám đốc, thay thế ông Trần Ngọc Hà vì những vi phạm trong điều hành. Chủ tịch VEAM khẳng định, điều chỉnh này thuộc thẩm quyền của HĐQT, quy định điều lệ và quy chế nội bộ của doanh nghiệp.

Ông Chuyện cũng cho hay, thời gian tới VEAM có thể bổ sung thêm 1 Phó tổng giám đốc để kiện toàn Ban điều hành nếu Tổng giám đốc thấy cần thiết. 

Cũng tại đại hội, HĐQT VEAM trình cổ đông đưa hơn 1,3 tỷ cổ phiếu VEA niêm yết trên Sở Giao dịch TP HCM (HOSE) trong năm 2019. Hiện cổ phiếu VEA đang giao dịch trên sàn UpCom với mức giá chốt phiên giao dịch hôm thứ Sáu (28/6) ở 57.800 đồng một cổ phiếu, tăng gấp đôi thời điểm chào sàn cách đây một năm, 27.600 đồng.

Cổ đông Nguyễn Lâm Thành đặt câu hỏi về lộ trình thoái vốn Nhà nước xuống 36% và niêm yết cổ phiếu VEA trên sàn HOSE. Ông Bùi Văn Chuyện chia sẻ, đáng lý việc đưa đưa cổ phiếu VEA lên sàn HOSE được thực hiện trong năm ngoái nhưng chưa thể tiến hành do báo cáo tài chính của VEAM ghi nhận yếu tố “ngoại trừ trọng yếu” trong 2 năm liên tiếp, 2016-2017. Chủ tịch VEAM kỳ vọng sẽ hoàn thành việc niêm yết mã cổ phiếu này lên sàn TP HCM theo đúng kế hoạch vào cuối năm nay nếu được Uỷ ban Chứng khoán chấp thuận. Nếu không, lộ trình có thể sẽ chậm lại. 

Về thoái vốn Nhà nước, ông Chuyện thông tin, theo lộ trình thì tỷ lệ vốn Nhà nước tại VEAM phải thoái là 52,47% trong năm 2017, và tới giờ đã chậm gần 2 năm. Song quá trình thực hiện, các đơn vị tư vấn tiến hành thẩm định, xác định giá bán khởi điểm. Ban lãnh đạo VEAM đã gửi báo cáo lên Bộ Công Thương, song cơ quan sở hữu vốn yêu cầu bộ phận đại diện vốn Nhà nước làm rõ một số điểm còn vướng. Ông Chuyện hứa sẽ báo cáo cổ đông đầy đủ việc thoái vốn Nhà nước khi được cấp có thẩm quyền thông qua. 

Đại hội cổ đông VEAM ngày 30/6. Ảnh: H.Thu

Kết quả kinh doanh năm 2018 của VEAM ghi nhận doanh thu hợp nhất hơn 7.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế gần 7.050 tỷ. Tuy nhiên 90% lợi nhuận của doanh nghiệp này không phải tới từ các lĩnh vực sản xuất chính, mà thu từ góp vốn vào các công ty liên doanh, hơn 6.850 tỷ đồng. Hiện VEAM có hơn 11.000 tỷ đồng tiền mặt gửi ngân hàng, trong đó gần một nửa là cổ tức năm 2018 chờ trả cho cổ đông. 

Trước sốt ruột của các cổ đông muốn biết về định hướng phát triển Nhà máy ôtô VEAM tại Thanh Hoá, ông Ngô Văn Tuyển – Quyền Tổng giám đốc cho hay, hiện nhà máy này có lượng hàng tồn kho lớn, khoảng 3.000 xe và vốn tồn trên 1.000 tỷ đồng. Vì thế mục tiêu năm 2019 với nhà máy này là phải tìm mọi cách tiêu thụ tối đa 2.400 ôtô tiêu chuẩn khí thải Euro 2 đang tồn kho. Kế hoạch tạm thời sản xuất, kinh doanh của nhà máy đã được Ban lãnh đạo đưa ra từ đầu năm, và sau đại hội cổ đông kế hoạch chính thức sẽ được ban hành để thực hiện. 

“Không tiêu thụ được thì không thể sản xuất thêm, nên mọi giải pháp là phải tìm cách tiêu thụ xe tiêu chuẩn Euro 2 đang tồn kho”, ông Tuyển nói và cho hay, hiện công suất mới đạt 10% công suất thiết kế, 33.000 xe một năm.

Trong khi đó ông Bùi Văn Chuyện khẳng định thông tin “tới giờ chưa có kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho Nhà máy ôtô VEAM là không đúng”. Theo ông, kế hoạch sản xuất kinh doanh tạm thời đã được phê duyệt từ tháng 4 và các đơn vị đang triển khai. Còn kế hoạch chi tiết sẽ được ban Tổng giám đốc ban hành ngay sau cuộc họp đại hội đồng cổ đông hôm nay.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2019, công ty mẹ VEAM đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế hơn 6.400 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ; doanh thu tài chính trên 7.240 tỷ đồng. Dự báo tình hình năm 2019, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có khả năng tăng trưởng cao do cả yếu tố thị trường và đầu tư nâng cao năng lực đáp ứng. Lĩnh vực động cơ và máy nông nghiệp tiếp tục khó khăn khi công ty mẹ chưa có phương án đột phá…

Theo báo cáo từ lãnh đạo công ty, doanh thu tài chính năm 2019 dự kiến ở mức khá cao do cổ tức, lợi nhuận được chia từ kết quả hoạt động năm 2018 của các khoản đầu tư dài hạn. Dự kiến mức chia cổ tức VEA tiếp tục ở mức cao, trên 39%, tăng 11% so với năm 2018. 

Anh Minh

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

More in BẢN TIN KINH DOANH

To Top
error: Content is protected !!