Connect with us
img

Selected News

Chủ đầu tư dự án nhà thu nhập thấp xây biệt thự tại Mê Linh kêu lỗ

Cổng vào dự án The Diamond Park. Ảnh: Nguyễn Hà

BẢN TIN KINH DOANH

Chủ đầu tư dự án nhà thu nhập thấp xây biệt thự tại Mê Linh kêu lỗ

[ad_1]

Videc – chủ đầu tư bị thanh tra biến nhà xã hội thành biệt thự ở Mê Linh – cho rằng tổng chi phí tăng gấp đôi vì dự án bị kéo dài hơn 10 năm.

Ngày 23/7, ông Nguyễn Quốc Dũng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Videc chia sẻ với báo chí về những sai phạm được nêu trong báo cáo của UBND TP Hà Nội gửi Thủ tướng về dự án Khu nhà ở cho người thu nhập thấp (tên thương mại The Diamond Park) tại huyện Mê Linh (Hà Nội).

Trong báo cáo về kết quả thanh tra dự án, UBND TP Hà Nội cho biết, năm 2010, chủ đầu tư ký 74 hợp đồng huy động vốn năm 2010 chưa đúng quy định; năm 2013, tiếp tục hợp tác bán cho 2 nhà đầu tư cá nhân, số tiền đã thu là hơn 500 triệu đồng. Videc cũng ký 87 hợp đồng mua bán với các hộ năm 2017, 2018 khi chưa điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, chưa đúng hướng dẫn của Sở Xây dựng.

Cổng vào dự án The Diamond Park. Ảnh: Nguyễn Hà

Nói với báo chí, ông Dũng cho biết việc ký hợp đồng đều theo quy định hoặc được phép của cơ quan quản lý. Cụ thể, năm 2010, chủ đầu tư ký hợp đồng hợp tác với các nhà đầu tư cá nhân là làm theo Thông tư 04/2006 của Bộ Xây dựng quy định chủ đầu tư chỉ được huy động khi đã giải phóng mặt bằng và bắt đầu triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo giai đoạn đầu tư. 

Năm 2017, doanh nghiệp hoàn thành giải phóng mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật nên được Sở Xây dựng cho phép bán nhà ở hình thành trong tương lai. Trên cơ sở đó, chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán với khách.

Ông Dũng cũng chia sẻ tình hình kinh doanh dự án rất khó khăn do kéo dài thời gian. Lý giải về việc dự án bị chậm tiến độ, trong báo cáo của UBND TP Hà Nội đề cập trước đó chủ yếu do các thay đổi trong quy hoạch, phê duyệt khi Mê Linh sáp nhập về Hà Nội. Ngoài ra chủ đầu tư lập nhiệm vụ, đồ án chưa đảm bảo chất lượng, phải chỉnh sửa bổ sung 2 lần.

Tuy nhiên, đại diện Videc cho rằng việc sáp nhập là lý do chính dẫn đến chậm tiến độ dự án, kéo theo tăng chi phí đầu tư. Theo ông Dũng chi phí giải phóng mặt bằng chủ đầu tư phải bỏ ra, chi trả tính khoảng 168 tỷ đồng. Chi phí xây dựng hạ tầng của dự án xấp xỉ 110 tỷ đồng, tiền sử dụng đất khoảng 54 tỷ đồng.

“Tổng chi phí tính sơ bộ 332 tỷ đồng. Dự án bị kéo dài 10 năm, từ 2008 đến 2019 do thay đổi địa giới hành chính. Trong khi đó, lãi suất ngân hàng 10 năm qua dao động 12–25%. Bởi vậy, tính cả lãi suất ngân hàng, tổng chi phí dự án bị tăng lên tối thiểu 200%, xấp xỉ 664 tỷ đồng”, đại diện chủ đầu tư tính toán. 

Trong khi đó, về doanh thu, theo chủ đầu tư, nếu bán hết đất liền kề, biệt thự theo đơn giá thị trường hiện tại khoảng 10 triệu đồng mỗi m2 thì chủ đầu tư thu về khoảng 500 tỷ đồng.

“Tuy nhiên thị trường Mê Linh tính thanh khoản đang rất kém. Vì vậy, chúng tôi ước tính, dự án đang âm hơn 164 tỷ đồng, chưa kể các chi phí quản lý điều hành và các chi phí khác trong 10 năm qua”, lãnh đạo Videc nói và cho biết khi triển khai tiếp, nguy cơ lỗ của dự án là cao. 

Về hạng mục nhà ở xã hội, theo đại diện doanh nghiệp, sau khi được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, thủ tục pháp lý, được cấp giấy phép xây dựng, Videc sẽ triển khai. Tuy nhiên, theo ông Dũng, hiện toàn bộ các dự án ở khu vực Mê Linh vẫn đang trong quá trình thanh tra theo yêu cầu của Thủ tướng nên chủ đầu tư chưa biết khi nào được khởi động. 

Báo cáo của UBND TP Hà Nội nhận định, năng lực của chủ đầu tư cũng chưa đáp ứng được điều kiện quy định. Tuy nhiên, về vấn đề này, lãnh đạo Videc cho biết từ tháng 3/2008 đến nay công ty liên tục tăng vốn chủ sở hữu và hiện tại đạt 500 tỷ đồng. Vì vậy, theo ông, mức vốn chủ sở hữu hiện tại đủ năng lực để triển khai.

Về tên gọi dự án, trong báo cáo trước đó, UBND TP Hà Nội nêu, dự án có tên xây dựng nhà ở cho công nhân và người thu nhập thấp nhưng quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đồng ý cho Videc làm nhà liền kề, biệt thự. Tuy nhiên, Phó tổng giám đốc Videc cho biết, đây là dự án khu nhà ở hỗn hợp, trong đó chỉ có một phần xây dựng nhà xã hội, còn lại là nhà ở thấp tầng và công trình hỗn hợp. Để tránh gây hiểu lầm, gần đây chủ đầu tư đã có kiến nghị đổi tên dự án. 

Về những sai phạm khác mà UBND TP Hà Nội đề cập trong báo cáo, ông Dũng cho biết chủ đầu tư đã tổ chức khắc phục, chấp hành việc xử lý hành chính của các cơ quan quản lý, thực hiện nghĩa vụ tài chính.  

Nguyễn Hà

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

More in BẢN TIN KINH DOANH

To Top
error: Content is protected !!