Connect with us
img

Selected News

Chủ tịch PVN: ‘Không thêm tiền, Nhiệt điện Thái Bình 2 sẽ đóng cửa’

Ông Trần Sỹ Thanh chia sẻ về khó khăn của Nhiệt điện Thái Bình 2 sáng 23/7. Ảnh: H.Thu.

BẢN TIN KINH DOANH

Chủ tịch PVN: ‘Không thêm tiền, Nhiệt điện Thái Bình 2 sẽ đóng cửa’

[ad_1]

Ông Trần Sỹ Thanh kiến nghị ứng vốn chủ sở hữu của PVN để giải ngân kịp tiến độ dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 thay vì “nằm chờ chết”.

“Chúng tôi chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước về sử dụng nguồn tiền này nhưng hãy bật đèn xanh cho chúng tôi đi… Chúng tôi chịu trách nhiệm trước Bộ Công Thương về mặt kỹ thuật, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước về nguồn vốn sử dụng. Nhưng hãy cho chúng tôi cơ chế để làm”, ông Trần Sỹ Thanh – Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nói trước lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước và Bộ Công Thương tại cuộc họp về dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, ngày 23/7.

Nhiệt điện Thái Bình 2 là dự án của PVN đang bị đình trệ do trong quá trình thực hiện dự án, các lãnh đạo của Tổng thầu PVC có nhiều sai phạm và bị khởi tố. Theo điều lệ của hợp đồng tín dụng, bất kỳ dự án nào liên quan đến pháp lý thì sẽ bị cắt tín dụng, toàn bộ việc vay tín dụng của dự án này là không còn. Do đó, với dự án này, theo ông Sỹ Thanh, tài chính là điểm nghẽn lớn nhất. “Nếu không có tiền, dự án sẽ đóng cửa trong vài tháng tới”, chủ tịch PVN nói.

Ông Trần Sỹ Thanh chia sẻ về khó khăn của Nhiệt điện Thái Bình 2 sáng 23/7. Ảnh: H.Thu.

Dự án được cấp vốn theo cơ cấu 30/70 (vốn vay/vốn chủ sở hữu). Việc giải ngân vốn vay nước ngoài còn lại và tìm kiếm nguồn vay tiếp gần như là không thể. Đã cơ bản hoàn thành lắp đặt các thiết bị chính nhưng một số công việc và thiết bị phụ vẫn chưa kết thúc công tác lắp đặt dẫn đến công tác chạy thử bị chậm. Đồng thời, việc tranh chấp về thời hạn bảo hành thiết bị kéo dài, tiềm ẩn rủi ro cho tổng thầu cũng như chủ đầu tư…

“Không có tiền không thanh toán được lương, không trả được cho nhà cung cấp… Anh em hoang mang, nhiều cán bộ đã bỏ đi. 32.000 tỷ đồng nằm chềnh ềnh. Đau xót và lo lắng vô cùng. Các bộ ngành cứ chần chừ. Câu hỏi dự án làm tiếp hay không làm tiếp khiến cả hệ thống hoang mang”, ông nói. 

Ông Trần Sỹ Thanh – Chủ tịch PVN kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương, xem xét báo cáo Thủ tướng chấp thuận, cho phép PVN sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để giải ngân cho dự án với điều kiện không vượt tổng mức đầu tư điều chỉnh.

Ông Nguyễn Ngọc Hải – Trưởng ban Quản lý dự án nói thêm: “Những gì chủ đầu tư làm được đã làm hết rồi, tổng thầu thì rất khó khăn, nhân sự bỏ đi, những người có kinh nghiệm không còn nhiều. Chúng tôi mong muốn có nguồn lực để thực hiện dự án trong bối cảnh năng lực ngày càng yếu đi, dòng tiền mất cân đối, ngoài tầm xử lý của chủ đầu tư”.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, nếu tìm nhà thầu có năng lực từ ban đầu thì đã không xảy ra hậu quả này. Ông cho rằng đây là hậu quả của “hôn nhân cận huyết thống”, khi giai đoạn trước đây PVN giao cho công ty con – PVC làm tổng thầu, dù biết đơn vị này năng lực yếu.

Ông Trần Tuấn Anh (trái) nghe báo cáo về tiến độ dự án Nhiệt điện Thái Bình 2. Ảnh: H.Thu

Ông Trần Tuấn Anh (trái) nghe báo cáo về tiến độ tại Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 ngày 23/7. Ảnh: H.Thu

Về giải pháp, Ủy ban quản lý vốn nhà nước ủng hộ phương án bổ sung nguồn vốn để dự án nhiệt điện Thái Bình 2 được tiếp tục. Tuy nhiên, ông Hoàng Anh lưu ý, PVN cần đánh giá nghiêm túc lại hiệu quả phần gần 32.000 tỷ đồng đã đầu tư và nguồn vốn nếu được đầu tư tiếp. Ông Hoàng Anh cũng đề cập đến vấn đề nguồn nhân lực cho dự án, khi thời gian qua nhiều cán bộ, công nhân của dự án đã xao động tinh thần khi các sự việc xảy ra.

Còn Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nhìn nhận Nhiệt điện Thái Bình 2 cho rằng, nếu đảm bảo giải ngân chặt chẽ, đúng tiến độ thì đây là giải pháp quan trọng nhất để bảo toàn vốn đầu tư nhà nước cho những công trình điện quan trọng. Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị các bộ gửi ý kiến để Bộ tổng hợp trình Thủ tướng, thường trực Chính phủ dựa trên các đề xuất của PVN. Ông cũng đề nghị Bộ Tài chính gia hạn các khoản vay nước ngoài cũng như Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện giải ngân cho dự án.

Theo ông, Nhiệt điện Thái Bình 2 cần rà soát, khẳng định lại các phương án kỹ thuật tương ứng với cơ cấu vốn đầu tư thay đổi; kế hoạch, giải pháp nhằm đảm bảo năng lực của PVN.

PVN cũng cần chịu trách nhiệm các phương án để tổ chức quản lý, triển khai… đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án, đảm bảo năng lực tổng thầu, quản trị dự án, các hợp đồng với các nhà thầu khác… khi đề xuất được thông qua.

Ông Hoàng Quốc Vượng – Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay, nếu dự án này vận hành chính thức thì mỗi năm hệ thống điện quốc gia có thêm 7 tỷ kWh. Ngược lại, nếu không kịp vận hành từ năm 2020, mỗi năm sẽ phải tốn chi phí rất đắt, khoảng 35.000 tỷ đồng, để chạy dầu bù sản lượng điện của nhà máy này.

“Không nên nghĩ rằng đã chi ra 32.000 tỷ đồng và giờ dự án khó khăn, bế tắc thì xem xét lại mà không tìm cách tháo gỡ”, ông Vượng nói.

Nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng mức đầu tư hơn 42.000 tỷ đồng và hiện đã giải ngân trên 32.000 tỷ, hoàn thành hơn 84% khối lượng công việc, thiết kế đạt trên 90%, mua sắm hơn 95%…

Nguyễn Hoài

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

More in BẢN TIN KINH DOANH

To Top
error: Content is protected !!