Connect with us
img

Selected News

Để Hiểu được định Nghĩa Vòng đời Sản Phẩm Marketer Cần Những Kiến Thức Gì?

Để hiểu được định nghĩa vòng đời sản phẩm Marketer cần những kiến thức gì?

XU HƯỚNG TIẾP THỊ TRỰC TUYẾN

Để Hiểu được định Nghĩa Vòng đời Sản Phẩm Marketer Cần Những Kiến Thức Gì?

[ad_1]

Trong Marketing, vòng đời sản phẩm đóng vai trò quan trọng để các Marketer có được cho mình những kiến thức cơ bản để nắm bắt thị trường. Những kiến thức cơ bản đó đóng góp rất lớn đến những sự phát triển của những lĩnh vực ngách khác như Digital Marketing, Inbound Marketing.

Để hiểu được định nghĩa vòng đời sản phẩm Marketer cần những kiến thức gì?

Thế nào là vòng đời sản phẩm ?

Một sản phẩm mới được ra mắt trên thị trường thông qua một chuỗi các giai đoạn từ giới thiệu – tăng trưởng – bão hòa – suy thoái. Chuỗi này được gọi là Vòng đời sản phẩm và được liên kết với những thay đổi trong vận hành Marketing, do đó ảnh hưởng đến chiến lược Marketing và các hoạt động tiếp thị khác.

Quản lý vòng đời sản phẩm là các chiến lược được sử dụng để quản lý sản phẩm trong các giai đoạn (thể hiện xuyên suốt quá trình từ khi sản phẩm ra đời đến lúc bị vứt bỏ), bao gồm nhiều quy tắc chuyên nghiệp, và yêu cầu nhiều kỹ năng, công cụ và tiến trình.

Các giai đoạn của Vòng đời sản phẩm

Giai đoạn giới thiệu

Trong giai đoạn giới thiệu, các hãng tìm cách xây dựng nhận thức về sản phẩm và phát triển thị trường cho sản phẩm đó. Xét về yếu tố Marketing Mix thì nhãn hàng cần làm như sau:

  • Thương hiệu sản phẩm và mức chất lượng được thiết lập, bảo vệ sở hữu trí tuệ cho nhãn hàng của mình bằng những bằng pháp và chứng chỉ.
  • Giá có thể áp dụng giá thâm nhập thị trường hoặc giá hớt váng, tùy từng mục tiêu của nhãn hàng đó.
  • Khuyến mãi sẽ được thực hiện để nhanh chóng tiếp cận người dùng, những chương trình khuyến mãi thông thường được sử dụng trong giai đoạn này như mua 1 tặng 1, dùng thử. Truyền thông tiếp thị để người dùng biết về những sản phẩm của mình.
  • Phân phối được chọn lọc để sản phẩm thân quen hơn với nhãn hàng.

Để hiểu được định nghĩa vòng đời sản phẩm Marketer cần những kiến thức gì?

Sản phẩm Trà chanh C2, ngay từ khi ra mắt thị trường đã được tập đoàn chủ quản URC giới thiệu là chiết xuất từ trà thái nguyên. Thêm vào đó, thời điểm sản phẩm này ra mắt ngay lập tức gây được sự chú ý khi mà giá vào thời điểm đó đối với mỗi chai là 5.000đ. Có thể thấy Trà chanh C2 đã lựa chọn giá thâm nhập thị trường để áp dụng với sản phẩm mới của mình. Hãng cũng lựa chọn những thành phố lớn để phân phối sản phẩm đến tay khách hàng, mục đích để đo mức độ hài lòng và phản hồi của khách hàng trước rồi mới triển khai đến các tỉnh lân cận. Trà chanh C2 cũng lựa chọn phương tiện thông tin đại chúng báo đài, truyền thông trung ương như các đài: VTV, HTV, HN… để quảng bá nhằm thu hút tối đa sự chú ý từ dư luận.

Giai đoạn phát triển

Trong giai đoạn phát triển này, các thương hiệu thường tìm cách xây dựng chỗ đứng của mình bằng những chiến lược thúc đẩy mạnh tay. Thêm vào đó, việc bắt đầu mở rộng thị phần ở thời điểm này cũng cho thấy sự tăng trưởng cực nhanh. Xét về theo mô hình Marketing Mix thì nhãn hàng thông thường cần làm các bước như sau:

  • Chất lượng sản phẩm cần được duy trì, và nếu cần thiết thì bổ sung thêm các tính năng. Thêm vào đó, nhãn hàng cũng cần cung cấp các dịch vụ bổ sung có thể hỗ trợ khách hàng tốt nhất.
  • Giá cả cần được duy trì và ổn định để khách hàng ngày một thân quen, và coi sản phẩm như một điều không thể thiếu.
  • Quảng cáo, truyền thông cũng cần nhắm rõ đối tượng, không cần phải phô trương như giai đoạn giới thiệu mà cần nhắm trúng 1 đối tượng.
  • Kênh phân phối lúc này cần mở rộng sau khi đã thử nghiệm ở nhiều thành phố lớn. Đây là thời điểm cần đẩy mạnh khâu này khi đây là lúc khách hàng có nhu cầu sử dụng cao hơn.

Để hiểu được định nghĩa vòng đời sản phẩm Marketer cần những kiến thức gì?

Đến giai đoạn này, tập đoàn URC tập trung phát triển trà chanh C2 theo hướng ổn định khi mà không có sự biến động nhiều về khâu sản phẩm cũng như giá cả. Tuy nhiên, hãng mở rộng khâu phân phối trên thị trường, ngoài TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì các tỉnh thành lớn khác được hãng chú ý tới và gần như bao phủ 90% thị trường. Hãng cũng nhắm vào TA (Đối tượng mục tiêu) là những đối tượng thuộc phân khúc tầm trung, học sinh, sinh viên. Lựa chọn các kênh quảng cáo có lượng người trẻ theo dõi cao.

Giai đoạn bão hòa

Khi giai đoạn phát triển ở mức tăng trưởng ổn định thì sau đó là giai đoạn bão hòa. Đây là lẽ dĩ nhiên trong một vòng đời sản phẩm, khi mà doanh số ở giai đoạn này giảm dần, cùng với đó là sức cạnh tranh có thể đến từ nhiều thương hiệu đối thủ. Mục tiêu chính của các thương hiệu tại thời điểm này là bảo vệ thị phần trong khi tối đa hóa lợi nhuận.

  • Sản phẩm ở thời kỳ này cần được nâng cấp về cả bao bì lẫn chất lượng. Các sản phẩm cần có sự thay đổi nhất định về mẫu mã để chứng tỏ sự khác biệt trong mắt khách hàng. Thêm vào đó cũng có thể nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo được lợi thể so với đối thủ cạnh tranh.
  • Xúc tiến quảng cáo trong giai đoạn này nhằm nhấn mạnh sự khác biệt của sản phẩm, của thương hiệu, so với các thương hiệu đối thủ cạnh tranh khác.
  • Giá cả có trong thời điểm này thường áp dụng giá cả cạnh tranh, đây là hình thức thường thấy để thương hiệu có thể trụ vững trong giai đoạn này so với đối thủ.
  • Phân phối trở nên chuyên sâu hơn và có nhiều ưu đãi, điều này nhằm khuyến khích các đại lý để có thể nhập các sản phẩm của mình về bán.

Để hiểu được định nghĩa vòng đời sản phẩm Marketer cần những kiến thức gì?

Trà chanh C2 sau khi bước qua giai đoạn phát triển với mức tăng trưởng ấn tượng về thị phần, thì sau đó phải đối mặt với sự bão hòa. Cụ thể, hãng tập trung vào ổn định thị phần trên thị trường với mức tăng trưởng ổn định. Hãng cũng phải đối mặt với các thương hiệu cạnh tranh, cũng như đối thủ tiềm năng như: Trà xanh không độ, trà Lipton, trà xanh Vfresh, trà xanh Tea+…. Những thương hiệu cùng phân khúc, cùng đối tượng khách hàng, cùng mức giá để cạnh tranh trực tiếp với C2. Chính vì vậy C2 đã điều chỉnh mức giá hợp lý, cũng như tăng các chương trình khuyến mại để giữ thị phần của mình.

Giai đoạn suy thoái

Khi doanh số giảm, công ty có một số lựa chọn:

  • Duy trì sản phẩm, có thể làm mới nó bằng cách thêm một số tính năng, công dụng hoặc tìm cách sử dụng mới
  • Thu hẹp sản phẩm –  giảm chi phí, thu hẹp phân phối thị trường, và đánh tập trung vào những khách hàng trung thành
  • Ngừng sản xuất sản phẩm, thanh lý hàng tồn kho hoặc bán lại cho công ty khác để tiếp tục sản xuất sản phẩm nếu thấy tiềm năng

Để hiểu được định nghĩa vòng đời sản phẩm Marketer cần những kiến thức gì?

Đây là giai đoạn mà hầu hết nhiều công ty có những sản phẩm phải trải qua trong vòng đời sản phẩm. Khi mà mức tăng trưởng kinh doanh chững lại thì các công ty bước vào giai đoạn suy thoái khi lợi nhuận tạo ra thấp, không đủ để duy trì các hoạt động Marketing và sản xuất khác. Chính vì vậy với sản phẩm Trà chanh C2 th, hãng luôn cải tiến mình bằng cách thêm dung tích cho chai, cũng như thêm nhiều hương vị khác, cải tiến bao bì … nhằm cải thiện tình hình, cũng như duy trì thị phần trước quá nhiều đối thủ cạnh tranh khác.

Kết luận

Có thể thấy Vòng đời sản phẩm là một kiến thức rất cơ bản trong Marketing khi mà nhiều tập đoàn từ đây có thể áp dụng làm “xương sống” cho các chiến dịch của mình. Thêm vào đó, nó cũng liên quan trực tiếp đến các hoạt động của Marketing Mix trong công ty, với một Marketer mới vào nghề, hay Young Marketer thì đây là kiến thức bắt buộc phải biết nếu muốn theo ngành Marketing.

MarketingAI



[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

More in XU HƯỚNG TIẾP THỊ TRỰC TUYẾN

To Top
error: Content is protected !!