Connect with us
img

Selected News

DNP Water kỳ vọng IFC gia tăng hỗ trợ ngành nước Việt Nam

Đoàn lãnh đạo hai bên thăm quan nhà máy nước Nhị Thành (Long An).

BẢN TIN KINH DOANH

DNP Water kỳ vọng IFC gia tăng hỗ trợ ngành nước Việt Nam

[ad_1]

Với dòng vốn, quản trị, tài chính, kỹ thuật công nghệ… từ IFC sẽ giúp Việt Nam cải thiện nguồn nước sạch đang ngày càng khan hiếm.

Ông Philippe Le Houérou – Tổng giám đốc điều hành Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) – thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group) vừa có chuyến thăm nhà máy nước Nhị Thành (tỉnh Long An) do Công ty cổ phần DNP Water (thuộc DNP Corp) phát triển.

Đoàn công tác IFC đã thảo luận với lãnh đạo cấp cao của DNP Water về tầm nhìn, chiến lược phát triển bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế của tổ chức khi đầu tư dài hạn vào ngành nước. 

Đoàn lãnh đạo hai bên thăm quan nhà máy nước Nhị Thành (Long An).

Sau thỏa thuận ký kết từ năm 2017, DNP Water trở thành công ty tư nhân đầu tiên hoạt động trong ngành nước tại Việt Nam huy động nguồn vốn từ IFC lên đến 24,9 triệu USD. Số tiền sẽ hỗ trợ chiến lược phát triển của DNP Water trong đầu tư vào các nhà máy nước sạch tại các tỉnh và thành phố thuộc Việt Nam.

Ông Vũ Đình Độ – Chủ tịch HĐQT DNP Corp mong muốn IFC tiếp tục hỗ trợ về quản trị, tài chính, kỹ thuật công nghệ cũng như ủng hộ các chính sách trong ngành nước của Việt Nam. Từ đó giúp doanh nghiệp sớm hoàn thành mục tiêu trở thành công ty đứng đầu về phát triển, sở hữu và vận hành các dự án cấp nước, tiên phong ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và phân phối nước sạch.

“DNP Water mong muốn World Bank và IFC tiếp tục ủng hộ cải cách các chính sách trong ngành nước, bao gồm mục tiêu quốc gia, khung pháp lý, luật nước sạch, kế hoạch hành động chi tiết và chính sách ưu đãi, phân bổ nguồn lực cũng như tư nhân hóa đồng nhất với mục tiêu quốc gia”, đại diện doanh nghiệp cho biết.

Ông Vũ Đình Độ- Chủ tịch HĐQT DNP Corp mong muốn IFC sẽ tiếp tục đầu tư và hỗ trợ hoạt động các hội hoá ngành nước tại Việt Nam

Ông Vũ Đình Độ – Chủ tịch HĐQT DNP Corp (thứ 2 bên trái) phát biểu tại buổi làm việc.

Trong dài hạn, DNP Water kỳ vọng IFC sẽ mở rộng các công cụ hỗ trợ tài chính với lãi suất ưu đãi để doanh nghiệp có thể xúc tiến việc triển khai xây dựng các dự án nhà máy nước ở nông thôn, ngoại ô trong tương lai…

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia thiếu nước. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA) năm 2013, nguồn nước nội địa chỉ đạt 3.840 m3 mỗi người một năm, thấp hơn so với mức bình quân toàn cầu… Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cũng dự báo, đến năm 2025, lượng nước bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ còn khoảng một nửa so với hiện tại. Đây được xem là một nghịch lý đối với một quốc gia có mạng lưới sông ngòi và hệ thống ao hồ dày đặc.

TGĐ IFC đánh giá cao kết quả hợp tác giữa DNP và IFC trong suốt thời gian qua

Ông Philippe Le Houérou – Tổng giám đốc IFC đánh giá cao kết quả hợp tác giữa DNP và IFC trong suốt thời gian qua.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế năm 2013, khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý. Trung bình mỗi năm, Việt Nam có đến 9.000 người tử vong vì sử dụng nguồn nước ô nhiễm và kém vệ sinh, gần 250.000 người nhập viện vì bị tiêu chảy cấp bởi nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm và gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), tính đến năm 2020, Việt Nam cần đầu tư tới 1 tỷ USD mỗi năm cho hệ thống cung cấp nước sạch đô thị để đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện tại và tương lai. Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng nước sạch bền vững ngày một tăng, ngân sách nhà nước dành cho đầu tư hạ tầng nước sạch hạn hẹp, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh nước sạch không đủ nguồn lực để phát triển dự án mới, xu hướng xã hội hóa và tư nhân hóa trở thành chìa khóa để giải quyết triệt để vấn đề này. Sự tham gia của IFC vào việc xã hội hóa ngành nước sẽ giúp ngày càng nhiều người dân được sử dụng nước sạch.

Nhà máy nước sạch Nhị Thành (Long An) là một trong những dự án nhà máy xây mới có quy mô lớn nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, góp phần trực tiếp giải quyết vấn đề sử dụng nước ngầm, gây ra tình trạng sụt lún nghiêm trọng ở khu vực này. Khánh thành từ tháng 4 với tổng vốn đầu tư 653 tỷ đồng, nhà máy có khả năng cấp đến 80.000 m3 mỗi ngày đêm.

Tâm Anh

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

More in BẢN TIN KINH DOANH

To Top
error: Content is protected !!