Connect with us
img

Selected News

Hai kỳ tích trong 30 năm làm viễn thông của Viettel

Hai kỳ tích trong 30 năm làm viễn thông của Viettel

BẢN TIN KINH DOANH

Hai kỳ tích trong 30 năm làm viễn thông của Viettel

[ad_1]

Những năm cuối thập niên 90, di động ở Việt Nam là dịch vụ xa xỉ. Mỗi chiếc điện thoại kèm sim có giá tương đương nửa chiếc xe máy. Để kết nối di động, người dân phải mất 200 USD tiền thuê bao, thêm vài chục USD để trả cước kết nối. Ngay cả người nước ngoài đến Việt Nam, ở trong khách sạn 5 sao… cũng phải lắc đầu vì chi phí điện thoại quá đắt đỏ tại quốc gia đang cố gắng vươn mình phát triển sau chiến tranh và cấm vận kinh tế.

Là lãnh đạo cấp cao trong ngành Bưu chính viễn thông thời đó, ông Mai Liêm Trực liên tục nhận được lời than của doanh nhân quốc tế, chuyên gia thế giới về chi phí viễn thông. Sau này, ông đưa những kỳ vọng về việc “kết nối di động dễ dàng và giá rẻ hơn” trong giấy phép ký cho Viettel, cho phép đơn vị này triển khai tất cả dịch vụ về bưu chính viễn thông vào năm 1998.

Giấy phép được ký ngày đó khiến nhiều người lo ngại bởi đây là doanh nghiệp non trẻ, vừa thoát mác đơn vị xây lắp. Thành công mới dừng lại ở việc hoàn thành đường trục cáp quang 1A với công nghệ thu phát trên cùng một sợi quang do chính đơn vị thực hiện.

“Chủ trương chung là thành lập Viettel để làm viễn thông, phá thế độc quyền doanh nghiệp nhưng ai cũng lo lắng. Anh Phạm Văn Trà (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi đó) thường ra gặp riêng tôi sau mỗi cuộc họp Chính phủ nhờ quản dùm. Không ai nghĩ doanh nghiệp có thể trở lên to lớn như hôm nay”, ông Trực nhớ lại.

Năm 2000, Viettel ra mắt đầu số 178 trên nền dịch vụ VoIP, đánh dấu bước chuyển mình của ngành viễn thông Việt Nam. Điện thoại đường dài từ dịch vụ đắt đỏ trở nên rẻ hơn.

Ba năm sau, doanh nghiệp xây dựng và khai thác trạm vệ tinh mặt đất cửa ngõ viễn thông đi quốc tế, nâng dung lượng kết nối quốc tế mạng IXP lên 45Mbps. Dịch vụ điện thoại cố định tại Hà Nội và TP HCM bắt đầu hoạt động, sau đó mở rộng ra cả nước. Đến năm 2005, mạng Internet phủ sóng toàn quốc.

Từ thành công của điện thoại đường dài, năm 2004, Viettel khai trương mạng di động đầu tiên với đầu số 098 và cán mốc một triệu thuê bao trong chưa đầy một năm. Tomato (gói cước cà chua) ra đời là ví dụ điển hình cho thời kỳ bùng nổ của ngành thông tin di động, giúp mảng di động của nhà mạng này tăng trưởng gấp đôi so với năm trước. Đến năm 2010, doanh nghiệp đứng đầu về cả doanh thu, thuê bao và thị phần.

Chiến lược đi ra nước ngoài bắt đầu manh nha từ năm 2006 khi thành lập Ban dự án đầu tư nước ngoài. Mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp là khai trương được ở hai quốc gia láng giềng là Campuchia và Lào. Chỉ sau 3 năm, kỳ vọng này hoàn thành khi Metfone chính thức hòa mạng Campuchia, đánh dấu bước chuyển mình của doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế.

Đối với ông Mai Liêm Trực, cuộc gọi với Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng – khi đó là Phó tổng giám đốc Viettel – cho thấy quyết tâm vươn tầm thế giới mãnh liệt của doanh nghiệp này.

Mang bài học từ Việt Nam áp dụng vào thị trường Campuchia, Metfone từng bước đạt được thành công nhất định. Ngay sau đó, 31 nhân sự tiếp tục được cử đến Lào để thực hiện dự án Unitel.

Từ năm 2009 đến năm 2018, doanh nghiệp liên tục mở rộng thị trường quốc tế, từ châu Á đến châu Phi và Mỹ Latinh. 10 công ty mang thương hiệu Viettel đang hoạt động trên 3 châu lục. Trong đó, 5 công ty con đang top đầu về thị phần thuê bao, doanh thu và lợi nhuận ở Campuchia, Lào, Burundi, Đông Timor, Mozambique.

Tiêu biểu, Peru là thị trường quốc tế đầu tiên có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam kinh doanh có lãi. Myanmar – thị trường quốc tế thứ 10 của Viettel cũng lập kỷ lục trong lịch sử kinh doanh viễn thông 5,4 triệu thuê bao sau 8 tháng hòa mạng.

Thành công ở nước ngoài tạo nên một thực tại mới về đầu tư của Việt Nam. Đất nước hình chữ S giờ đây không chỉ chờ đối tác nước ngoài rót vốn đầu tư vào viễn thông công nghệ thông tin, mà còn sở hữu những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực kinh tế “mang chuông đi đánh sứ người”.

Nói về Viettel, nhiều người nghĩ đến ý chí và kỷ luật của một doanh nghiệp xuất thân từ quân đội. Thế nhưng, trên hết, sự kịp thời, nắm đúng thời cơ, chuyển đổi nhanh, tạo áp lực tích cực đã biến một doanh nghiệp nhỏ với số vốn 2 tỷ đồng vào năm 1989 trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam.

Từ thành công của điện thoại đường dài đến mạng di động, doanh nghiệp đặt mình vào thế buộc phải mở rộng kinh doanh, vươn ra nước ngoài để phát triển. Với thành công nhất định, những người đứng đầu tập đoàn này nhanh chóng chuyển mình sang ngành công nghiệp, nghiên cứu sản xuất thiết bị trên nền công nghệ mới, đồng thời tiến hành chiến dịch chuyển đổi số mạnh mẽ với sứ mệnh trở thành đầu tàu trong việc kiến tạo xã hội số ở Việt Nam.

Để chuyển đổi số, doanh nghiệp thực hiện ảo hóa tất cả các thiết bị mạng lõi và triển khai công nghệ mạng điều khiển bằng phần mềm dựa vào nền tảng công nghệ mới như BigData, AI, VR; xây dựng hệ sinh thái kinh doanh hướng đến trở thành nhà cung cấp dịch vụ số.

Với công ty con ở nước ngoài, Metfone được giao nhiệm vụ là công ty tiên phong, kiến tạo và dẫn dắt công cuộc xây dựng nền kinh tế và xã hội số tại Campuchia bằng những công nghệ tiên tiến, bao gồm cả 5G, trí tuệ nhân tạo AI, thực tế ảo VR, Big data…

Trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất thiết bị, Viettel tự sản xuất các thiết bị công nghệ cao, thay vì gia công cho người nước ngoài. Đội ngũ lãnh đạo xác định mục tiêu chính là tạo ra những sản phẩm “Made by Vietnam”, do người Việt tạo ra, chứ không phải phát triển sản phẩm trên nền công nghệ lõi của quốc tế.

Lãnh đạo doanh nghiệp khẳng định, sau 10 năm, Viettle đã làm chủ và sản xuất được gần như toàn bộ hệ thống mạng viễn thông lõi như hệ thống tính cước theo thời gian thực (OCS), hệ thống nhắn tin, trạm phát sóng BTS 4G, đang nghiên cứu thiết bị phát sóng 5G… Tập đoàn hiện là một trong 5 nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và lọt top 50 thương hiệu viễn thông đắt giá nhất hành tinh.

Ngoài làm viễn thông, Viettel cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của một đơn vị đầu tàu trong ngành vũ trang, khi liên tiếp sản xuất thành công các thiết bị công nghệ cao, như hệ thống quản lý vùng trời, đài radar, máy thông tin quân sự, máy bay không người lái… đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 9 trên thế giới có khả năng sản xuất các thiết bị này.

Trong hai năm 2017-2018, tổng doanh thu từ lĩnh vực nghiên cứu sản xuất của Viettel đạt 17.400 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 5.250 tỷ đồng.

Đầu tháng 5 vừa qua, nhà mạng cũng thành công cuộc gọi 5G đầu tiên, phục vụ hơn 70 triệu thuê bao di động trong nước và có 10 thị trường quốc tế trên 3 châu lục. Thành công này đưa tên Việt Nam vào danh sách những quốc gia thử nghiệm 5G sớm nhất thế giới.

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

More in BẢN TIN KINH DOANH

To Top
error: Content is protected !!