Connect with us
img

Selected News

Hàng may mặc Trung Quốc vào Mỹ sẽ bị áp thêm thuế

Một khách hàng lựa chọn hàng thời trang tại một cửa hàng của Lululemon. Ảnh: Getty image

BẢN TIN KINH DOANH

Hàng may mặc Trung Quốc vào Mỹ sẽ bị áp thêm thuế

[ad_1]

Tổng thống Trump trì hoãn tăng thuế với một số mặt hàng nhập từ Trung Quốc đến 15/12, nhưng không áp dụng đối với hàng may mặc.

Theo CNBC, dữ liệu của Hiệp hội May mặc và Giày dép Mỹ (AAFA) cho thấy, khoảng 92% hàng may mặc nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ bị áp thêm thuế, với thuế suất 15%. Ngoài ra, 68,4% hàng dệt may gia đình và 52,5% giày dép cũng sẽ chịu thêm thuế từ 1/9. Số còn lại sẽ bị đánh thuế 15% vào 15/12.

Một khách hàng lựa chọn hàng thời trang tại một cửa hàng của Lululemon. Ảnh: Getty image

Một số nhà bán lẻ như Best Buy, Home Depot cho biết đang tìm mọi cách để giảm thiểu tác động từ việc tăng thuế này, và động thái rõ ràng nhất là chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc. Số khác thì đã tìm cách thay đổi nguyên liệu sản phẩm hoặc tìm cách chuyển hàng sớm hơn thời hạn 1/9… 

Craig Johnson, nhà sáng lập công ty nghiên cứu Customer Growth Partner, nói rằng hầu hết công ty đã sử dụng một số cách thức để giảm số lượng sản phẩm sẽ bị áp thuế vào ngày 1/9. Ví dụ, áo phông có ít hơn 70% lụa sẽ phải chịu thuế vào ngày 1/9. Và để tránh bị đánh thuế, các công ty yêu cầu nhà máy sản xuất loại áo này hoàn toàn bằng lụa.

Lạc quan hơn, Andy Siciliano – đối tác của KPMG thì lại cho rằng, các công ty may mặc, da giày đã “quen với xử lý tình huống bị áp thuế”. Một trong số chiến lược họ có thể áp dụng, theo Andy, là nếu một sản phẩm có giá cao hơn trong quá trình sản xuất, chẳng hạn giá trị sản xuất ở Mỹ là 10 USD sản xuất còn 20 USD ở Hong Kong, thì các công ty có thể né bị đánh thuế 15% bằng cách xác nhận với nhà cung cấp rằng sản phẩm đó sẽ được bán ở Mỹ.

Song, dù áp dụng chiêu thức nào để giảm số lượng hàng bị đánh thuế thì các chi phí phải trả của doanh nghiệp vẫn sẽ cao hơn. “Mức thuế 15% bất ngờ áp dụng với đồ may mặc Trung Quốc sẽ khiến những nhà cung ứng lớn phải chịu mức giá tăng. Chi phí tăng lên khi các công ty chuyển cơ sở sản xuất sang nước khác, gặp khó khăn về kho bãi, chi phí hoa hồng…”, Phó chủ tịch điều hành AAFA – Stephen Lamar nhận định.

Xung đột thương mại Mỹ – Trung đã kéo dài hơn 18 tháng. Trong khoảng thời gian này Mỹ đã áp thuế 25% lên 250 tỷ USD hàng Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc cũng áp thuế lên 110 tỷ USD hàng Mỹ.

Căng thẳng gần đây leo thang khi Trung Quốc áp thuế trả đũa với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ, khiến nước này đáp lại bằng cách nâng thuế với 550 tỷ USD hàng Trung Quốc.

Anh Minh

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

More in BẢN TIN KINH DOANH

To Top
error: Content is protected !!