Connect with us
img

Selected News

Làm gì khi sếp đổi thái độ với bạn

Làm gì khi sếp trở mặt với bạn

BẢN TIN KINH DOANH

Làm gì khi sếp đổi thái độ với bạn

[ad_1]

Không phải hành vi của sếp đáng lo mà chính phản ứng của bạn mới cần bận tâm vì nó quyết định tinh thần, sức khoẻ, sự nghiệp về sau.

Không gì dễ chịu khi người chúng ta tin tưởng lại đột ngột thay đổi thái độ. Nếu người đó lại là sếp, ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp cũng như sinh kế của chúng ta, thì càng mệt mỏi hơn. Cho dù họ giành lấy công trạng từ dự án của bạn, tưởng thưởng cho người khác dù đã hứa điều đó với bạn hay công khai làm bạn xấu hổ trước tập thể thì những cách “trở mặt” này đều mang đến hậu quả sâu sắc.

Sự “trở mặt” có thể cản trở đến khả năng tin tưởng vào người khác, tinh thần lạc quan, kiên trì và khả năng phán đoán chính xác các tình huống phức tạp. Bộ não con người thường xử lý sự phản bội như là chấn thương. Vì tổn thương cần được bảo vệ, đôi khi chúng ta thực hiện các hành vi phòng vệ nhưng có những hậu quả không lường. Khi điều này xảy ra, không phải hành vi của sếp đáng lo mà chính phản ứng của chúng ta mới cần bận tâm. Sau đây là những lưu ý.

Giữ vững giá trị bản thân

Theo Dennis Reina, tác giả quyển ‘Trust and Betrayal in the Workplace’, 85% sự “trở mặt” nơi công sở là vô ý. Đôi khi người sếp không nhận ra hành động của họ. Bạn có thể trao đổi để cả hai thấu hiểu và khôi phục niềm tin. Thậm chí, nó sẽ giúp mối quan hệ tốt hơn.

Nhưng nếu sếp thường xuyên “trở mặt” thì quan trọng phải đảm bảo bạn không dùng hành vi xấu để đáp trả. Nghiên cứu cho thấy nếu sếp cư xử tồi, nhân viên nhiều khả năng sẽ ‘tồi’ theo. Chừng nào bạn còn làm việc dưới quyền vị sếp này, hãy xác định rõ các giá trị bạn muốn chi phối hành vi bản thân.

Ví dụ, nếu bạn quan tâm đến sự công bằng, hãy nghĩ đến những hành động khiến người khác cảm thấy bất công, và để ý hành vi bản thân để không thực hiện chúng. Cách bạn thể hiện sự tôn trọng với người khác, cách bạn chia sẻ ý tưởng, cách bạn cung cấp kết quả khi nó đến hạn và thậm chí cách bạn nói về những đóng góp của mình đều nêu lên giá trị của bạn. 

Tỉnh táo trước sự tệ bạc

Không ít người chịu đựng sự tệ bạc từ cấp trên và nghĩ rằng chuyện đó là hiển nhiên. Tâm lý này tương tự như hội chứng Stockholm có tổ chức, xảy ra với các nạn nhân bạo lực gia đình, với hệ quả là xem sự phụ bạc là bình thường.

Bạn có thể thoát khỏi trạng thái tâm lý này bằng cách tỉnh táo phát hiện ra những thói quen “trở mặt” của sếp và làm gián đoạn chúng càng nhiều càng tốt. Nếu người quản lý không giữ lời hứa, hãy ghi chú cẩn thận những cam kết của họ. Nếu họ giành thành tích của bạn, hãy đảm bảo các cổ đông chủ chốt nghĩ đến tên bạn cho các dự án thích đáng.

Nhớ không phải ai cũng “trở mặt”

Khi sếp liên tục “trở mặt”, bạn có thể dễ dàng kết luận một cách vô thức rằng nhiều người thân thiết khác đều không đáng tin. Hãy cẩn thận để không ám ảnh sang các mối quan hệ khác, đặc biệt là những mối quan hệ với những người có chức quyền.

Hãy chú ý đến hành vi bản thân. Bạn có liên tục nghi ngờ về động cơ và hành động của những người thân thiết? Bạn có đang xem xét quá mức các quyết định của những người gần gũi? Hãy nhắc bản thân rằng không phải mọi người bạn tin tưởng đều sẽ “trở mặt”.

Tập tha thứ, không trả thù

Làm gì khi sếp trở mặt với bạn - 1

Mong muốn sếp phải trả giá cho sự “trở mặt” là điều tự nhiên. Thậm chí bạn có thể tưởng tượng cách phá hoại thành công của họ. Tuy nhiên, nếu cho phép bản thân thực hiện những hành vi trả thù, những người khác chắc chắn sẽ phát hiện ra, kết luận bạn cũng đáng ghét như người sếp mà bạn không ưa. Thuốc giải độc tốt nhất cho thù hằn là lòng trắc ẩn và sự tha thứ. Có lẽ bạn cảm thấy khó từ bỏ việc trả đũa nhưng sự tha thứ mang đến lợi ích tốt nhất cho bạn.

Điều này không có nghĩa là bạn phải bỏ qua sự tức giận của bản thân. Viết nhật ký có thể là công cụ hữu ích. Hãy viết ra cảm giác của bạn về hành động của sếp. Với sếp, nên bắt đầu tạo ra khoảng cách bằng cách lùi lại và minh định bạn không thấp kém hoặc có thể bị lợi dụng, kích động.

Đừng giấu kín cảm xúc tiêu cực

Cố gắng giữ vững tinh thần, không tỏ vẻ lo lắng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Kìm nén những cảm xúc mạnh như giận dữ, tổn thương và lo lắng có thể dẫn đến triệu chứng mất ngủ, đau đầu, rối loạn tiêu hóa và khó chịu nói chung. Đó cũng là lý do bạn cần một nơi giải tỏa.

Ngoài việc viết nhật ký, tìm một nhà tâm lý hay một người bạn tâm tình đáng tin cậy để chia sẻ, nhằm giảm cảm giác bị cô lập và nguy cơ bị cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng xấu. Bạn cũng nên đặc biệt chú ý đến việc uống rượu trong khi cần tăng hoạt động thể chất. 

Ý thức về mục đích sống

Hai trong số tác dụng phụ phổ biến khi bị “trở mặt” là tin rằng bạn xứng đáng được bồi thường cho những gì phải chịu đựng và cảm thấy thờ ơ với công việc. Bạn bắt đầu bằng ăn trưa lâu hơn, sang hơn rồi ‘leo thang’ tự bồi thường bằng những việc tốn kém hơn.

Khi những nỗ lực này không thành, bạn thờ ơ với công việc. Đây là tác dụng phụ nguy hiểm. Hãy nhắc bản thân về niềm đam mê với lĩnh vực mà bạn đã chọn. Hãy nhớ đến những việc bạn có năng khiếu đặc biệt. Những phần đáng giá trong cuộc sống sẽ mang lại cho bạn niềm vui và sự biết ơn. Ý thức về mục đích, không phải về một người sếp tuyệt vời, nên là lý do bạn thức dậy vào mỗi buổi sáng. Đừng để người sếp tệ trở thành nguyên nhân bạn ‘chán đời’.

Cuối cùng, nếu làm việc dưới quyền một người sếp thường xuyên “trở mặt” lâu ngày, hãy rời khỏi họ càng sớm càng tốt. Cho đến lúc đó, làm bất cứ điều gì để bảo vệ bản thân khỏi việc vô tình trở thành người mà bạn không nhận ra. Sếp bạn lựa chọn làm tổn thương người khác, một cách cố ý hay vô ý, đó là chuyện của họ. Lựa chọn cho phép sự “trở mặt” của họ ảnh hưởng xấu và làm thay đổi bạn hay không lại luôn là quyền của bạn.

Phiên An (theo Harvard Business Review)

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

More in BẢN TIN KINH DOANH

To Top
error: Content is protected !!