Connect with us
img

Selected News

SHB đang đàm phán với Wechat Pay

Ông Đỗ Quang Hiển trả lời cổ đông trong phần chất vấn tại phiên họp thường niên 2019. Ảnh: Minh Sơn

BẢN TIN KINH DOANH

SHB đang đàm phán với Wechat Pay

[ad_1]

Ngân hàng đặt mục tiêu đẩy mạnh thanh toán và thương mại điện tử, nhưng cũng cho biết sẽ chờ Ngân hàng Nhà nước xây dựng hàng lang pháp lý.

Chia sẻ tại phiên họp thường niên năm 2019 chiều nay (23/4), ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cho biết đã đàm phán thỏa thuận quy tắc về việc hợp tác với Wechat Pay – một nền tảng thanh toán được phát triển bởi Tập đoàn Tencent (Trung Quốc). 

Theo người đứng đầu SHB, thỏa thuận này nhằm phát triển mảng bán lẻ, thanh toán và thương mại điện tử trong tương lai, đồng thời cũng là thỏa thuận hỗ trợ cho hoạt động của tín dụng tiêu dùng đang được SHB đẩy mạnh trong hai năm gần đây. Tuy nhiên, ông Hiển cũng cho biết việc hợp tác vẫn đang chờ những động thái mới từ cơ quan quản lý.

“SHB và Wechat Pay về cơ bản đã có những thỏa thuận về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên hiện nay SHB vẫn đang chờ Ngân hàng Nhà nước xây dựng hành lang pháp lý cho những hoạt động về công nghệ, đặc biệt là ngân hàng số và thẻ thanh toán điện tử”, Chủ tịch SHB cho biết.

Ông Đỗ Quang Hiển trả lời cổ đông trong phần chất vấn tại phiên họp thường niên 2019. Ảnh: Minh Sơn

Về kế hoạch kinh doanh năm 2019, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản trong Top 5 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lớn nhất Việt Nam với mức tăng bình quân 15-20% mỗi năm. Lợi nhuận trước thuế kế hoạch hơn 3.000 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2018.

Đến cuối năm, tổng tài sản SHB dự kiến tăng 16,6%, trong đó dư nợ tín dụng tăng 13%. Vốn điều lệ đến cuối năm 2019 dự kiến đạt hơn 17.500 tỷ, tăng 5.500 tỷ đồng so với cuối năm trước. Liên quan đến kế hoạch xử lý nợ xấu, đại diện SHB cho biết, năm nay sẽ thu hồi 3.500 tỷ đồng, đồng thời thực hiện trích lập dự phòng các khoản nợ đã bán VAMC hơn 2.160 tỷ đồng.

Về phương án phân phối lợi nhuận, ngân hàng trình cổ đông phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 21% (gồm cổ tức năm 2017 và 2018), tương đương với số tiền chia cổ tức hơn 2.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tại phiên họp, các cổ đông cá nhân thể hiện ý kiến gay gắt về việc chậm trả cổ tức năm 2017 và phương án chia bằng cổ phiếu.

Một cổ đông chất vấn tại phiên họp thường niên năm 2019 của SHB. Ảnh: Minh Sơn

Một cổ đông chất vấn tại phiên họp thường niên năm 2019 của SHB. Ảnh: Minh Sơn

Hầu hết ý kiến đều mong muốn nhận được cổ tức bằng tiền mặt, đồng thời yêu cầu ngân hàng có phương án để đưa cổ phiếu SHB trên sàn chứng khoán trở lại mệnh giá.

Trả lời ý kiến cổ đông, Chủ tịch Đỗ Quang Hiển cho biết việc không chia cổ tức chủ yếu xuất phát từ khoản nợ xấu liên quan đến Vinashin đã được SHB bán lại cho VAMC. Theo quy định của cơ quan quản lý, những ngân hàng còn trái phiếu VAMC trong thời gian trích lập trên 5 năm sẽ không được chia cổ tức.

Về vấn đề này, ban lãnh đạo cho biết sẽ tích cực xử lý thông qua việc mua lại trái phiếu VAMC. Đây cũng là lý do ngân hàng đưa ra thời gian chốt quyền trả cổ tức vào nửa cuối năm 2019 nhằm đảm bảo việc xử lý để SHB đủ điều kiện trả cổ tức.

Liên quan đến kế hoạch tăng vốn hơn 5.500 tỷ đồng thông qua trả cổ tức và phát hành cho cổ đông hiện hữu, ông Hiển cho biết đợt tăng vốn xuất phát từ nhu cầu cấp bách khi tất cả ngân hàng đang hướng tới Basel II để nâng cao năng lực tài chính. SHB đặt mục tiêu đạt chuẩn Basel II vào năm 2020 và một trong việc phải làm ngay là tăng vốn điều lệ. Bên cạnh đó ngân hàng cũng đang cần vốn để phát triển hệ sinh thái, đặc biệt là mảng tài chính tiêu dùng và mở ngân hàng con tại Bờ Biển Ngà.

“Tôi tôn trọng tất cả quyền lợi của các cổ đông, đặc biệt cổ đông nhỏ lẻ, nhưng các cổ đông cũng cần phải chia sẻ với ngân hàng để có thể phát triển bền vững”, Chủ tịch SHB nói.

Liên quan đến tờ trình mở ngân hàng con tại Bờ Biển Ngà, lãnh đạo ngân hàng cho biết, châu Phi và đặc biệt là Tây Phi là thị trường tiềm năng nhưng chưa có sự hiện diện của ngân hàng.

“Chúng ta nói tới Bờ biển ngà nhưng thực ra phải là quan hệ Việt Nam và châu Phi hoặc ít nhất là Tây Phi. Hoạt động xuất khẩu giữa hai khu vực không chỉ hạt điều, gạo, gỗ, bông mà còn nhiều mặt hàng nông sản khác. Nếu có ngân hàng Việt Nam ở đó, việc mở LC thanh toán xuất nhập khẩu dễ dàng hơn, tháo gỡ rào cản quan trọng nhất trong thanh toán”, ông Hiển nói và cho rằng đây sẽ là một thị trường rất tiềm năng trong tương lai.

Minh Sơn

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

More in BẢN TIN KINH DOANH

To Top
error: Content is protected !!