Connect with us
img

Selected News

Trump ‘châm ngòi’ căng thẳng thương mại với Ấn Độ

Các nhà dệt may Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng khi nước này bị tước quyền ưu đãi. Ảnh: AFP

BẢN TIN KINH DOANH

Trump ‘châm ngòi’ căng thẳng thương mại với Ấn Độ

[ad_1]

Việc loại Ấn Độ ra khỏi cơ chế hưởng ưu đãi nhập khẩu của ông Donald Trump có thể tạo ra thêm trận chiến thương mại mới với Mỹ.

Chính quyền Donald Trump tuyên bố hôm thứ Sáu (31/5) rằng sẽ chấm dứt đối xử thương mại đặc biệt đối với Ấn Độ, loại bỏ tình trạng miễn hàng tỷ USD hàng hóa của nước này nhập khẩu vào Mỹ.

“Tôi đã xác định rằng Ấn Độ đã không đảm bảo với Mỹ rằng Ấn Độ sẽ cung cấp quyền tiếp cận công bằng và hợp lý vào thị trường của họ”, ông Trump viết trong tuyên bố do Nhà Trắng ban hành. Theo đó, Ấn Độ sẽ bị chấm dứt cơ chế hưởng ưu đãi thuế quan mà Mỹ dành cho nước đang phát triển từ ngày 5/6 tới.

Hàng loạt lo ngại bắt đầu dấy lên. “Động thái này tạo thêm một mặt trận nữa cho các cuộc chiến thương mại toàn cầu của Trump”, CNN bình luận. Trong khi đó, The New York Times cảnh báo rằng quyết định của Tổng thống Mỹ “có thể gây ra một cuộc chiến thương mại khác với một quốc gia đồng minh”.

Các nhà dệt may Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng khi nước này bị tước quyền ưu đãi. Ảnh: AFP

Quyết định mới của Mỹ sẽ đánh vào một số nhà xuất khẩu của Ấn Độ như dệt may, trang sức, phụ tùng ôtô và nông sản, và làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và một quốc gia mà chính quyền Trump đã mô tả là đồng minh để chống lại Trung Quốc.

Ấn Độ đang trong quá trình chuyển đổi khi Thủ tướng Narendra Modi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai. Chính phủ nước này cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy rằng đó là một điều đáng tiếc khi việc cố gắng đàm phán với Mỹ đã thất bại.

Phía Ấn Độ đã nhiều lần trì hoãn việc giảm thuế quan đối với một loạt các mặt hàng của Mỹ, bao gồm hạnh nhân, táo và các sản phẩm kim loại, vì muốn đạt được một thỏa thuận thương mại lớn hơn với nước này.

Hai bên đã bế tắc trong nhiều tháng. Các nhà đàm phán Mỹ đã tăng cường báo động bởi lập trường bảo hộ ngày càng tăng của Ấn Độ, đặc biệt là về công nghệ. Gần đây, nước này đã thay đổi các chính sách để ủng hộ các công ty thương mại điện tử địa phương hơn Amazon và Flipkart, một trang web thương mại điện tử lớn do Walmart kiểm soát. Trong khi đó, Ấn Độ rất khó chịu trước chiến thuật nặng tay của chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn nước này mua dầu từ đối tác lâu năm là Iran.

Sau cuộc bầu cử của ông Trump năm 2016, ông và ông Modi đã nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ của họ. Năm 2018, chính quyền Trump đã đưa ra chính sách đối ngoại “tự do và cởi mở” khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cho nhóm “bộ Tứ” là Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia.

Nhưng quan hệ đã dần xấu đi kể từ đó. Ông Trump tập trung hơn nhiều vào đấu tranh thương mại trên các mặt trận khác, bao gồm các cuộc đàm phán với Trung Quốc, châu Âu và Nhật Bản, và nỗ lực phê chuẩn một thỏa thuận thương mại mới với Canada và Mexico.

Căng thẳng thương mại với Ấn Độ cũng âm thầm sôi sục, sau khi nước này từ chối những nỗ lực của Mỹ nhằm mở cửa thị trường cho các sản phẩm sữa, thiết bị y tế và các hàng hóa khác. Các công ty công nghệ Mỹ phàn nàn về các biện pháp mà Ấn Độ sử dụng để bảo vệ ngành công nghiệp Internet.

Ông Trump thì chỉ trích Ấn Độ về việc áp thuế cao đối với xe máy Mỹ. “Ấn Độ là một quốc gia có mức thuế rất cao và họ tính phí rất lớn”, ông Trump nói hồi tháng 3/2019.

Chương trình Ấn Độ đang bị Mỹ loại ra được gọi là Hệ thống Ưu đãi Tổng quát, cho phép các nước đang phát triển xóa đói giảm nghèo thông qua thương mại. Khoảng 5 tỷ USD trong số 83,2 tỷ USD hàng hóa Ấn Độ bán sang Mỹ năm ngoái đủ điều kiện miễn thuế nhờ chương trình này. Hôm 16/5 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị ông Trump loại khỏi danh sách hưởng ưu đãi trên.

Phiên An (theo The New York Times, CNN)

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

More in BẢN TIN KINH DOANH

To Top
error: Content is protected !!