Connect with us
img

Selected News

Chủ tịch Vinaconex: ‘Không có chuyện tẩu tán tiền về An Quý Hưng’

Đại hội cổ đông Vinaconex diễn ra trong bối cảnh có nhiều bất đồng giữa các cổ đông lớn sau khi SCIC thoái vốn.

BẢN TIN KINH DOANH

Chủ tịch Vinaconex: ‘Không có chuyện tẩu tán tiền về An Quý Hưng’

[ad_1]

Lo ngại cổ đông lớn nhất An Quý Hưng lạm quyền, Star Invest đề nghị sửa quy chế hoạt động, tài chính nhưng không được ĐHCĐ đồng thuận. 

Đại hội cổ đông thường niên của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã CK: VCG) diễn ra ngày 28/6. 

Cổ đông lớn Star Invest đề nghị sửa quy chế tài chính

Tại đại hội, Công ty TNHH Đầu tư Star Invest – một trong những cổ đông lớn – đề nghị bổ sung vào chương trình một số nội dung như sửa đổi Quy chế hoạt động và Quy chế tài chính. 

Đại hội cổ đông Vinaconex diễn ra trong bối cảnh có nhiều bất đồng giữa các cổ đông lớn sau khi SCIC thoái vốn.

Hiện Công ty TNHH An Quý Hưng là cổ đông lớn nhất sau khi mua lại từ SCIC trong phiên đấu giá cuối năm 2018. Theo Star Invest, quy chế hoạt động của HĐQT và Quy chế tài chính của tổng công ty đã được sửa đổi theo hướng có nghi vấn tập trung quyền lực. Chủ tịch HĐQT được quyết định các giao dịch lên đến 10% tổng giá trị tài sản của Vinaconex (tức khoảng 950 tỷ đồng) và tổng giám đốc được quyết định các giao dịch lên đến 5% tổng giá trị tài sản (tức khoảng 475 tỷ đồng). 

“Quy định này hiện đã có tiền lệ ở Việt Nam hay chưa? Việc trao quyền quá lớn cho Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc có phải là hình thức thâu tóm quyền lực vào nhóm cổ đông An Quý Hưng hay không? Cơ chế, biện pháp giám sát và hạn chế nguy cơ lạm quyền của chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc”, đại diện Star Invest đặt câu hỏi. 

Đại diện nhóm cổ đông Star Invest cũng đề nghị bổ sung chương trình thảo luận về việc mua 23,57 triệu cổ phiếu quỹ. Trước đó, HĐQT Vinaconex đã thông qua mức giá mua cổ phiếu quỹ tối đa là 30.300 đồng mỗi cổ phần, cao hơn giá thị trường tại thời điểm đó.

Tuy nhiên, trong phần biểu quyết, đề xuất đưa việc chỉnh sửa quy chế tài chính của Star Invest vào chương trình Đại hội không được thông qua vì chỉ nhận được 31,52% đồng ý và tới 67,75% cổ đông không tán thành. Hiện An Quý Hưng sở hữu 57,7% cổ phần còn Công ty Bất động sản Cường Vũ và Công ty Star Invest nắm giữ lần lượt 21,3% và 7,6%.

Mặc dù vậy, tại phần hỏi đáp, ông Đào Ngọc Thanh – Chủ tịch HĐQT Vinaconex, chủ tọa ĐHCĐ nhấn mạnh sẽ trả lời tất cả, không né tránh, kể cả nội dung đã được nhóm cổ đông Star Invest đề nghị nhưng không được đại hội thông qua này.

Lãnh đạo Vinaconex cho biết, nếu cổ đông lớn Star Invest vẫn chưa đồng thuận về quy chế hoạt động có thể tiếp tục kiện ra toà và ông sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật. “Từ lúc bỏ phiếu bầu đến nay, tôi vẫn chưa ký tiêu bất kỳ khoản nào. Quy chế của HĐQT cũng nêu rõ yêu cầu về chứng từ, giấy tờ chặt chẽ. Nếu chúng tôi rút ruột, ăn cắp ăn trộm thì phải bỏ tiền túi ra mà trả. Chúng tôi cũng bỏ 7.400 tỷ vào đây, nếu mất thì tôi cũng phải đền những người đã cử tôi làm đại diện vốn. Không đền được thì đi tù”, ông nhấn mạnh và nhận được tràng vỗ tay của các cổ đông.

‘Không có chuyện chuyển tiền từ Vinaconex về An Quý Hưng’

Ngoài ra, Star Invest yêu cầu tổng công ty bổ sung báo cáo của Ban kiểm soát hoạt động chi tiêu tài chính gồm các khoản chi tạm ứng cho các cá nhân, tổ chức từ đầu năm 2019 đến nay và làm rõ những rủi ro đối với tổng công ty nếu không thu hồi được các khoản tiền này. 

Đại hội cổ đông của Vinaconex sáng 28/6. Ảnh: Nguyễn Hà.

Đại hội cổ đông của Vinaconex sáng 28/6 diễn ra với hàng loạt chất vấn gay gắt. Ảnh: Nguyễn Hà.

Một số cổ đông cũng cho rằng An Quý Hưng đang có nợ lớn và nghi ngờ việc ban lãnh đạo tẩu tán tài sản tại VCG, chuyển tiền về công ty này. “Cổ đông đặt nghi vấn liệu HĐQT, ban tổng giám đốc có tẩu tán tài sản, lấy trộm lấy cắp hay không, lấy khoản tiền từ đâu để mua xe sang cho ban lãnh đạo”, ông Thanh đọc lại câu hỏi của cổ đông được gửi qua giấy.

Sau đó, ông dẫn chứng các con số để cho biết không có chuyện “thất thoát”. Ông giải thích, đầu năm 2019, số dư tiền mặt của tổng công ty là 1.840 tỷ. Sau khi tạm ứng cổ tức 441 tỷ và mua trái phiếu 140 tỷ đồng, hiện số dư tiền mặt là 1.811 tỷ đồng. 

“Hiện tôi cũng có một chiếc siêu xe đã đi từ lâu nhưng cổ đông có thể kiểm tra bằng các con số đã được công bố trong báo cáo tài chính và được kiểm toán bởi nhóm Big 4. Hơn nữa lãnh đạo tại nhiều doanh nghiệp và cùng nhiều cổ đông chi hàng nghìn tỷ đồng mua cổ phần VCG thì không có lý do gì để rút ruột vài chục tỷ đi mua xe”, ông trả lời.Khẳng định không “tẩu tán” tiền về An Quý Hưng, ông Thanh phân tích, khi đấu giá, SCIC chỉ bán cả gói cổ phần, không bán lẻ nên nhóm cổ đông phải đổ tiền vào An Quý Hưng. “Dư nợ của họ cũng đang là số tiền họ đã nhận từ các nhà đầu tư, chứ làm gì có ngân hàng nào đứng sau cho vay”, ông Thanh nói. 

Nhóm cổ đông Star Invest và một số cổ đông khác cũng đề nghị Hội đồng quản trị báo cáo về tình hình biến động nhân sự quản lý của Tổng công ty và các công ty con. “Theo chúng tôi biết, hiện có 16 chủ tịch và 8 tổng giám đốc được thay thế”, đơn kiến nghị của Star Invest nêu và bày tỏ lo ngại khi các vị trí lãnh đạo mới đều do An Quý Hưng đề cử, có thể gây rủi ro. 

Ông Thanh cũng khẳng định không có chuyện phân chia quyền lực. “Công ty không phải hợp tác xã mà ở đó bố thì làm chủ tịch, vợ làm thủ quỹ, con là trưởng ban. Tại Vinaconex, ai có năng lực thì làm, không có tiền lệ nào cả nhưng phải làm đúng luật”, ông nói đồng thời nhấn mạnh định hướng phát triển doanh nghiệp với những giá trị khác biệt, chuyên nghiệp và sự đẳng cấp, không phải trên cơ sở làm việc trên “bàn nhậu”.

Vì sao cổ đông Vinaconex gửi đơn kiện?

Tại Đại hội có chất vấn liên quan lý do một số cổ đông gửi đơn ra toà, đề nghị huỷ kết quả bầu ban lãnh đạo trong cuộc họp bất thường ngày 11/1. Và thiệt hại của các cổ đông thì ai gánh chịu. Ông Đào Ngọc Thanh nói không biết lý do nên đã mời ông Thân Thế Hà, đại diện cho nhóm cổ đông gửi kiến nghị giải thích. Ông Hà và ông Vũ Quang Trung là thành viên HĐQT, hiện là đại diện cho 2 pháp nhân mua cổ phần tại VCG.

Ông Hà cho biết, sau đại hội bất thường ngày 11/1, các bộ phận liên quan rà soát và nhận thấy trong quy trình triển khai, có những thủ tục không đầy đủ. Bởi vậy, nhóm cổ đông đề nghị cơ quan pháp luật thụ lý giải quyết.

Ông Hà cũng cho rằng, một tổ chức muốn phát triển tốt phải vận hành trên tiêu chí tôn trọng và đảm bảo được lợi ích cho nhau, công khai minh bạch. Hành lang để đảm bảo việc đó là các quy chế. Tuy nhiên, nhóm cổ đông cho rằng các quy chế hiện chưa đạt được các tiêu chí này nên nhiều lần có đơn kiến nghị.

“Với phạm vi của Vinaconex, các quyết định về tài chính, dự án thì các cổ đông phải được bàn bạc, không thể để một cá nhân quyết định được. Các nền tảng đó phải được thiết lập bởi các hành lang quy định đảm bảo lợi ích hài hoà”, ông Hà nói.

Cũng đại diện cho nhóm cổ đông này, ông Vũ Quang Trung cho rằng việc có ý kiến phản đối, tranh luận có cuộc họp là nhằm bảo vệ giá trị của công ty, trước mắt không gây thiệt hại về tài chính cho các cổ đông. Tuy nhiên, ngay sau đó, ông Đào Ngọc Thanh yêu cầu ông trưởng ban pháp lý trình bày lại bối cảnh vụ kiện, đồng thời cho rằng có cơ sở pháp lý để chứng minh những thiệt hại mà những cổ đông VCG phải chịu khi có thông tin dừng hoạt động của HĐQT.

‘Liên doanh Dự án Splendora Bắc An Khánh đang rất khó khăn’

Với dự án Splendora Bắc An Khánh, Hà Nội, nguyên nhân gây ra bất đồng giữa các nhóm cổ đông, ông Đào Ngọc Thanh – Chủ tịch Vinaconex cho biết, nếu phía cổ đông liên quan đến Phú Long muốn mua lại, Vinaconex có thể xin ý kiến cổ đông và “được giá sẽ bán”. Tuy nhiên, ông Vũ Quang Trung, đại diện cho phía Star Invest bày tỏ nguyện vọng muốn hai bên tìm được tiếng nói chung.

Với tư cách từng nhiều năm giữ chức tổng giám đốc tại Công ty Liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh – đơn vị phát triển dự án, ông Nguyễn Quang Trung, chia sẻ thêm về tình hình doanh nghiệp. 

Ông cho hay, nhóm nhà đầu tư này đã tham gia vào dự án này từ 7 năm trước sau khi nhận được đề nghị của lãnh đạo Vinaconex với kỳ vọng hỗ trợ công ty giải quyết bế tắc về tài chính. Tuy nhiên, 2 năm nay đơn vị này mới tham gia vào quản lý dự án và nhận thấy việc triển khai không phải bức tranh màu hồng. Ông cũng cho biết, trong liên doanh, Vinaconex không toàn quyền chi phối. Hơn nữa, hiện nay tình hình tài chính của công ty đang rất khó khăn với số lỗ lũy kế là 1.700 tỷ, âm vốn chủ sở hữu, các khoản nợ phải trả là 8.000 tỷ. Đơn vị này hiện cũng không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn. Hàng năm hai bên góp vốn đều phải đứng ra bảo lãnh, cam kết hỗ trợ vô điều kiện để kiểm toán không công bố tình trạng phá sản. 

Theo ông Trung, hiện nghĩa vụ của liên doanh với nhóm nhà đầu tư cũng lên tới 5.000 tỷ đồng và các khoản lỗ liên quan đến liên doanh này không ghi nhận vào kết quả kinh doanh của Vinaconex.

“Hiện trạng liên doanh còn rất nhiều khó khăn phải giải quyết. Vinaconex phải đưa vào nguồn vốn rất lớn để trả nợ mới có thể tiếp tục các công việc của dự án. Trong khi đó, nguồn tiền dự trữ trên quỹ đầu tư phát triển của Vinaconex lại đi mua cổ phiếu, đầu tư chứng khoán”, ông Trung cho hay.

Nguyễn Hà

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

More in BẢN TIN KINH DOANH

To Top
error: Content is protected !!