Connect with us
img

Selected News

Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh đầu tư, phát triển ngành vật liệu hàn

Lợi thế giúp thị trường vật liệu hàn Việt Nam thu hút đầu tư

BẢN TIN KINH DOANH

Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh đầu tư, phát triển ngành vật liệu hàn

[ad_1]

Trước nhu cầu của ngành công nghiệp phụ trợ, nhiều công ty chủ động tìm kiếm đối tác góp vốn, nâng cấp thiết bị, máy móc, phát triển thêm sản phẩm mới.

Tiềm năng thị trường

Vật liệu hàn là một trong những ngành hàng phụ trợ công nghiệp quan trọng, không thể thiếu trong các lĩnh vực như đóng tàu, sản xuất ôtô và xe máy và các ngành công nghiệp điện tử khác. Khoảng 10 năm trước, do thiếu các ngành công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam thường phải nhập khẩu các mặt hàng vật liệu hàn, làm gia tăng chi phí của các sản phẩm công nghiệp.

Một góc tại phân xưởng sản xuất của công ty Thiên Nam.

Điển hình, tỷ lệ nội địa hóa trong ngành ôtô ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tỷ lệ nội địa hoá xe cá nhân 9 chỗ ở Việt Nam chỉ đạt 7-10%, trong khi Thái Lan là 80%.

Bên cạnh ngành ôtô, đóng và sửa chữa tàu cũng là lĩnh vực quan trọng của ứng dụng hàn. Công nghiệp đóng tàu của Việt Nam là một trong những ngành lớn và đứng top 10 công ty hàng đầu thế giới. Điều này làm cho ngành trở thành lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ và nhận nhiều ưu đãi khi đầu tư. Sự tăng trưởng trong thương mại biển đã làm tăng nhu cầu sản xuất tàu, do đó thúc đẩy nhu cầu về thiết bị hàn. 

Nhu cầu của thị trường với ngành vật liệu hàn trong những năm qua khá lớn. Theo báo cáo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) sản lượng tiêu thụ thép các doanh nghiệp thành viên của VSA năm 2018 đạt gần 22 triệu tấn, tăng 20,9% so với năm 2017; dự kiến năm 2019 tỷ lệ tăng trưởng của ngành là 10%. Đại diện một doanh nghiệp trong ngành thép cũng nhận định, nếu tính bình quân sản lượng que hàn chiếm 3-5% tổng sản lượng thép tiêu thụ (trừ thép dây) thì nhu cầu que hàn hàng năm của Việt Nam đang rất lớn.

Trong khi đó, theo báo cáo của Vibiz năm 2017, sản lượng que hàn mà các công ty Việt Nam hiện cung cấp cho thị trường chỉ mới đạt hơn 52.000 tấn. Với các nhà đầu tư dư địa cho ngành này là khá lớn.

Nhận thấy tiềm năng lớn của thị trường vật liệu hàn, nhiều doanh nghiệp trong nước chú trọng đầu tư và dần chủ động sản xuất. Tuy vậy, thực tế ngành hàng vật liệu hàn Việt Nam trong những năm qua chưa tạo được đột phá bởi chủng loại hàng hóa chưa đủ đa dạng.

Đẩy mạnh hợp tác, đầu tư

Để duy trì cũng như tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được về việc tiếp cận thêm những công nghệ mới thế giới, đầu tư trang thiết bị máy móc để đáp ứng xu hướng phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, không phải sản phẩm que hàn nào đưa vào kinh doanh cũng phát triển tốt bởi yếu tố cốt lõi, nhất là doanh nghiệp phải nghiên cứu ra được công thức riêng cho ra sản phẩm chất lượng.

Lợi thế giúp thị trường vật liệu hàn Việt Nam thu hút đầu tư - 1

Công nhân đang sản xuất tại nhà máy sản xuất của Thiên Nam.

Một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này là Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam. Doanh nghiệp nằm trong Top 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2018 do Vietnam Report bình chọn.

Đại diện công ty cho biết, giai đoạn 2018-2022 là thời kỳ phát triển bùng nổ, đầu tư phát triển chiều sâu và rộng trên nhiều lĩnh vực mới. Với kinh doanh nhiều năm trong lĩnh vực sắt thép và có tiềm lực tài chính tốt, Thiên Nam có sẵn một lượng lớn khách hàng là các nhà máy, xưởng, doanh nghiệp đóng tàu mua sắp thép và có nhu cầu sử dụng vật liệu hàn trong gia công, sản xuất hàng hóa thành phẩm.

“Việc phát triển kinh doanh ngành hàng vật liệu hàn là một trong những hướng phát triển tất yếu và thuận lợi, bởi sản lượng sắt thép Thiên Nam cung ứng cho thị trường lên đến hơn 300.000 tấn mỗi năm. Dự kiến ngành vật liệu hàn sẽ đóng góp không nhỏ vào doanh thu hàng năm, giúp công ty nhanh chóng hoàn thành mục tiêu đã đặt ra”, đại diện công ty cho biết.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, Thiên Nam đã hợp tác với Công ty TNHH Nahaviwel – một trong những nhà sản xuất và cung ứng vật liệu hàn lớn nhất Việt Nam, được TP HCM chọn làm sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2018-2020.

Lợi thế Nahaviwel là có hệ thống nhà xưởng, máy móc, nhân lực và danh mục sản phẩm chất lượng tốt, đạt quy chuẩn chất lượng của Việt Nam và thế giới, trong đó phải kể đến quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001(TUV), các đăng kiểm ABS (Mỹ), VR (Việt Nam) và các tổ chức khác như BKI (Indonesia)…

Lợi thế giúp thị trường vật liệu hàn Việt Nam thu hút đầu tư - 2

Đại diện Thiên Nam (bên phải) ký hợp tác cùng Công ty TNHH Nahaviwel.

Trong những năm qua, Nahaviwel chú trọng vào thị trường xuất khẩu khi xuất bán hàng đến 30 quốc gia trên khắp các châu lục. Ở thị trường trong nước, Nahaviwel là một thương hiệu chất lượng được sử dụng trong những công trình trọng điểm đòi hỏi chất lượng cao của quốc gia.

Việc Thiên Nam hợp tác cùng Nahaviwel được kỳ vọng sẽ nhanh chóng phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, đa dạng hóa danh mục hàng hóa và mở rộng kênh bán hàng, đưa sản phẩm ngành hàng vật liệu hàn tiến sâu vào thị trường Việt Nam…

Theo thống kê của doanh nghiệp, tính riêng 6 tháng đầu năm, doanh số xuất khẩu các mặt hàng vật liệu hàn thương hiệu Nahaviwel đạt một triệu USD (chưa tính thị trường nội địa). Dự kiến, sau khi Thiên Nam đầu tư góp vốn, sản lượng tiêu thụ ngành hàng này sẽ tăng trưởng ít nhất 25%.

Tâm Anh

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

More in BẢN TIN KINH DOANH

To Top
error: Content is protected !!