Connect with us
img

Selected News

Lãnh đạo G20 đồng ý tăng tốc cải tổ WTO

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại cuộc họp báo ngày 29/6. Ảnh: Tomoki Mera

BẢN TIN KINH DOANH

Lãnh đạo G20 đồng ý tăng tốc cải tổ WTO

[ad_1]

Lãnh đạo G20 đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh với cam kết thúc đẩy nỗ lực cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Với tư cách lãnh đạo nước chủ nhà, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết cải tổ WTO là “không thể tránh khỏi” vì những rủi ro và lo lắng về căng thẳng thương mại. Tổ chức thương mại lớn nhất này đã không thể theo kịp tốc độ toàn cầu hóa và số hóa.

“Những gì chúng ta cần bây giờ là xây dựng vững chắc thương mại tự do, công bằng, không phân biệt với các thị trường mở và một sân chơi bình đẳng”, ông Abe nói trong cuộc họp báo sau hội nghị. “Chúng ta cần tạo ra các quy tắc mới mà không bị mất tốc độ”, Thủ tướng Nhật nói thêm.

Nhật Bản cũng đưa ra sáng kiến Osaka Track, gồm các quy tắc liên quan đến quản trị dữ liệu số, gọi đó là “nhiệm vụ cấp bách”. Theo ông Abe, thương mại điện tử và nền kinh tế kỹ thuật số có tiềm năng to lớn. Tuy nhiên, cần có các quy tắc quốc tế để kiểm soát các luồng dữ liệu khổng lồ xuyên biên giới.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại cuộc họp báo ngày 29/6. Ảnh: Tomoki Mera

Hội nghị kéo dài hai ngày cũng đã đưa ra ‘Tuyên bố của các nhà lãnh đạo G-20 Osaka’, cho biết tăng trưởng toàn cầu đang ổn định và dự kiến ở mức vừa phải trong giai đoạn cuối năm nay đến năm 2020. Tuy nhiên, tuyên bố cũng cảnh báo về những rủi ro tiêu cực.

“Tăng trưởng vẫn ở mức thấp và rủi ro nghiêng về hướng bất lợi”, tuyên bố viết. “Quan trọng nhất, căng thẳng thương mại và địa chính trị đã tăng lên.”

Thật vậy, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã chi phối Hội nghị thượng đỉnh lần này của G20. Các nhà lãnh đạo bày tỏ hy vọng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể giải quyết sự khác biệt của họ.

Cuộc gặp rất được mong đợi giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, đã dẫn đến tuyên bố ‘ngừng bắn’ trong cuộc chiến thương mại. Lãnh đạo hai nước đã đồng ý khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại. Trump nói Mỹ sẽ không áp thêm thuế đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc và sẽ cho phép các công ty Mỹ bán thiết bị cho Huawei.

Ông Tập và ông Abe cho biết hôm thứ năm rằng cuộc căng thẳng Washington-Bắc Kinh đã đưa Trung Quốc đến gần Nhật Bản hơn. Người đứng đầu hai nền kinh tế lớn nhất châu Á đồng ý thúc đẩy “thương mại tự do và công bằng”, tăng các chuyến thăm lẫn nhau và đẩy mối quan hệ của hai “hàng xóm vĩnh cửu” sang một giai đoạn mới.

Ông Trump cũng đã gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khi ở Osaka. Mỹ đang phản đối các loại thuế trả đũa của New Delhi sau khi Washington chấm dứt miễn thuế đối với một số hàng xuất khẩu Ấn Độ trong tháng này.

Với vị thế quốc tế đang trên đà phát triển, Ấn Độ đang cư xử ‘cân bằng tinh tế’ giữa các cường quốc toàn cầu. Ông Modi cũng đã gặp ông Tập và ông Putin trong một cuộc họp ba bên riêng biệt. Họ cam kết duy trì chủ nghĩa đa phương và lên án chủ nghĩa bảo hộ như chính sách thương mại “Nước Mỹ trước tiên” của Trump.

Các nhà lãnh đạo khác như Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tận dụng Hội nghị thượng đỉnh để theo đuổi các thỏa thuận song phương. Ông Widodo đã tổ chức các cuộc họp với ông Tập và ông Modi, cũng như với các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Saudi, để kêu gọi đầu tư vào nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.

Phiên An (theo Nikkei Asian Review)

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

More in BẢN TIN KINH DOANH

To Top
error: Content is protected !!